Theo chia sẻ của đại diện Cục ATTT (Bộ TT&TT) - đơn vị trực tiếp xây dựng Đề án, một tư tưởng xuyên suốt của Đề án trong 5 năm tới là các biện pháp tuyên truyền phải được phối hợp linh hoạt. Tận dụng ưu thế của mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng để các nội dung tuyên truyền có sức lan tỏa rộng rãi, tạo năng lượng tích cực, an toàn trên không gian mạng.
Đặc biệt, sẽ chuyển đổi việc tuyên truyền phân tán theo từng bộ, ngành sang phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, định hướng tập trung theo sự điều phối của Bộ TT&TT.
“Việc chuyển từ phân tán sang tập trung thể hiện ở chỗ: việc tuyên truyền vẫn do các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhưng nội dung sẽ theo định hướng tập trung của Bộ TT&TT”, đại diện Cục ATTT giải thích.
Đề án mới cũng khuyến khích thu hút các nguồn lực xã hội để thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là tận dụng sự tham gia có trách nhiệm của các doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, các mạng xã hội Việt Nam. Việc này nhằm tạo sự lan tỏa, kết nối đa kênh, đa nền tảng, từ đó thúc đẩy thay đổi nhận thức về ATTT của người sử dụng.
100% sinh viên được tuyên truyền về nguy cơ mất ATTT
Bên cạnh mục tiêu tổng quát, Đề án mới cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể cho công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức ATTT đến năm 2025.
Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tổ chức 3 chiến dịch nâng cao nhận thức và kỹ năng ATTT cơ bản quy mô lớn trải rộng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Cùng với đó, sẽ thiết lập 3 trang/kênh trên mạng xã hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT nhằm thu hút, tiếp cận tối đa người sử dụng tham gia, kết nối tới nhiều nền tảng khác nhau.
Mục tiêu đặt ra đến năm 2025, 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT khi ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
100% tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bảo hiểm xã hội, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, tài chính nhà nước khác xây dựng và triển khai các kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT cho cán bộ, nhân viên và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người sử dụng dịch vụ.
Cũng đến năm 2025, trên 80% các trường THCS, THPT có các chương trình hàng năm tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng; trên 80% người dùng nói chung và 100% sinh viên được tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ mất ATTT và các kỹ năng cơ bản đảm bảo ATTT trên không gian mạng; 80% cơ quan, tổ chức được tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ ATTT trong nước…
![]() |
Một mục tiêu của Đề án là đến năm 2025, 100% sinh viên được tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ mất ATTT và các kỹ năng cơ bản đảm bảo ATTT trên không gian mạng. |
Để hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án, thời gian tới, hàng loạt giải pháp sẽ được tập trung triển khai để thực hiện 6 nhiệm vụ chính gồm: Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên không gian mạng tại các cơ sở giáo dục; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội;
Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và các kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT qua các hệ thống thông tin cơ sở; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và các kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT qua các phương thức khác; Xây dựng nội dung tuyên truyền về bảo đảm ATTT cho các nhóm đối tượng người cao tuổi và thanh thiếu niên; Định hướng nội dung, hoạt động và xây dựng, biên tập các tài liệu tuyên truyền thuộc phạm vi của Đề án.
Cụ thể như, với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, thời gian tới, sẽ sản xuất nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế… để đăng, phát trên các trang mạng xã hội, các kênh, nền tảng khác nhau và trên phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức chương trình trò chơi trên truyền hình (gameshow), cuộc thi tìm hiểu về ATTT trên các kênh truyền hình, trong đó lồng ghép các nội dung về ATTT...
Bộ TT&TT là cơ quan được giao chủ trì triển khai Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT giai đoạn 2021 - 2025”; có trách nhiệm điều phối hoạt động tuyên truyền tại các bộ, ngành, địa phương. Tại Đề án mới phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân công cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cho các bộ, ngành, địa phương cùng các tổ chức và doanh nghiệp liên quan." alt=""/>Phê duyệt Đề án tuyên truyền, nâng cao nhận thức an toàn thông tin đến năm 2025Như VietNamNetđã đưa tin, từ ngày 1/3/2024, các máy điện thoại di động mặt đất 2G không chứng nhận hợp quy sẽ không được phép kết nối vào mạng di động.
Doanh nghiệp viễn thông sẽ không cho phép nhập mạng mới các máy điện thoại di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G (2G Only), không thuộc danh sách các máy điện thoại 2G được chứng nhận hợp quy do Bộ TT&TT công bố.
Để làm rõ, VietNamNet đã liên hệ với Cục Viễn thông nhằm giúp độc giả hiểu đúng thông tin. Theo lý giải từ Cục Viễn thông, khi người dân đi mua một SIM hòa mạng mới, nếu điện thoại họ đang sử dụng là điện thoại 2G “cục gạch” (có thể cũ hoặc mới), không nằm trong danh sách được cấp giấy chứng nhận hợp quy, họ sẽ bị từ chối nhập mạng.
Điều này cũng có nghĩa, với những máy điện thoại di động chỉ hỗ trợ 2G (2G Only), đã lưu hành ở Việt Nam từ lâu và có chứng nhận hợp quy, người dùng vẫn có thể lắp SIM mới để hòa mạng bình thường.
Như vậy, chỉ khi người dùng kích hoạt SIM mới, nhưng sử dụng điện thoại “cục gạch” không nằm trong danh sách mà Cục Viễn thông công bố, họ mới không được phép nhập mạng. Những thiết bị không hợp quy này có thể hiểu là thiết bị xách tay, nhập lậu hoặc nhập về Việt Nam qua đường tiểu ngạch.
Để thực hiện chủ trương, định hướng dừng công nghệ di động 2G, phổ cập điện thoại thông minh, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư quy định cấm nhập khẩu, lưu thông điện thoại chỉ có kết nối 2G. Tuy vậy, trên thực tế, vẫn còn tình trạng thiết bị 2G Only được xách tay, nhập lậu.
Khi được hỏi về vấn đề thiết bị 2G trôi nổi trên thị trường, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho hay, qua thực tế kiểm tra một số điểm bán thiết bị tại các tỉnh, thành phố của Thanh tra Bộ, vẫn còn việc buôn bán các thiết bị 2G không được nhập khẩu chính thức, bên cạnh đó là các mẫu điện thoại 2G cũ.
Với thực tế này, Cục Viễn thông sẽ tích cực truyền thông và phối hợp với các nhà mạng để rà soát thiết bị mới đăng ký hòa mạng. Điều này nhằm đảm bảo các thuê bao không đúng quy định sẽ không được phép hòa mạng mới.
Khi nào Việt Nam sẽ tắt sóng 2G?
Việc chặn hòa mạng mới các thiết bị 2G không hợp chuẩn từ 1/3 chỉ là một giải pháp trong lộ trình thực hiện định hướng dừng công nghệ di động 2G, phổ cập điện thoại thông minh tại Việt Nam.
Theo bà Vũ Thu Hiền, Trưởng Phòng Chính sách và Quy hoạch Tần số (Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT), đến tháng 9/2024, Bộ TT&TT đặt mục tiêu trên mạng di động sẽ không còn thuê bao 2G Only.
Thế nhưng, trên thị trường hiện có một số thuê bao smartphone 3G, 4G thời kỳ đầu, chưa tích hợp tính năng VoLTE, những mẫu điện thoại này buộc phải gọi thoại qua nền tảng 2G, 3G và vẫn có thể tiếp tục sử dụng đến tháng 9/2026.
Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2024 đến tháng 9/2026, hệ thống mạng 2G tại Việt Nam vẫn duy trì nhưng không phát triển thêm thuê bao mới. Trong 2 năm này, hệ thống mạng 2G chỉ được sử dụng để cung cấp dịch vụ thoại cho các thuê bao 3G, 4G không có tính năng VoLTE.
Việc duy trì băng tần 900 MHz cho 2G đến năm 2026 là sự chuyển đổi mềm, giúp các thuê bao di động có thời gian chuyển đổi phù hợp, đảm bảo duy trì hệ thống hợp lý. Đây là tiền đề để đến năm 2026 không còn hệ thống 2G trên mạng, chỉ còn 3G và 4G.
Clip Thu Minh khoe con trai với khán giả